1. Lối sống không lành mạnh
Ngày bình thường của bạn sẽ diễn ra như thế nào? Từ thời điểm bạn thức dậy cho đến thời điểm bạn được đưa vào vùng đất mơ mộng, những việc bạn làm trong ngày có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ của bạn.
Lối sống không lành mạnh
Chất lượng giấc ngủ của bạn kém đi có thể liên quan đến những thói quen và hoạt động trong lối sống như:
-
Tập luyện buổi tối
Hoạt động thể chất là một phần quan trọng của lối sống lành mạnh. Thật không may, thói quen tập thể dục vào buổi tối có thể dẫn đến nhịp tim tăng cao nếu bạn tập luyện quá gần giờ đi ngủ. Cân nhắc chuyển buổi tập của bạn sớm hơn vài giờ để giấc ngủ của bạn không bị ảnh hưởng.
-
Thiết bị điện tử
Nếu bạn thường có thói quen dùng điện thoại trước khi đi ngủ, việc dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử có thể khiến bạn thiếu ngủ. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mối tương quan giữa ánh sáng xanh của màn hình gây ảnh hưởng tới cơ thể của bạn. Ánh sáng xanh có thể phá vỡ đồng hồ sinh học của bạn, khiến bạn không ngủ đủ giấc và làm chất lượng giấc ngủ bị giảm sút. Có thể việc thay đổi thói quen này không dễ dàng, nhưng việc tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước hoặc trong khi đi ngủ có thể giúp cải thiện đáng kể giấc ngủ.
-
Rối loạn đồng hồ sinh học giấc
Bạn có đang ngủ một cách không có kế hoạch? Thời gian ngủ của bạn luôn thay đổi và không cố định. Bạn nghĩ chợp mắt 30’ sẽ khiến bạn bổ sung thêm năng lượng, nhưng nó cũng có thể góp phần gây rối loạn đồng hồ sinh học của bạn . Điều chỉnh thói quen ngủ của bạn và áp dụng một lịch trình phù hợp hơn. Nó sẽ trở thành là tấm vé giúp bạn đến những giấc mơ ngọt ngào mỗi đêm.
2. Chế độ ăn uống
-
Tránh ăn vặt lúc nửa đêm
Nếu bạn là kiểu người hay lục tung tủ lạnh khi gần đến giờ đi ngủ, điều đó có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Ăn vặt vào đêm khuya có thể gây khó chịu hệ tiêu hóa và ợ hơi. Ngoài ra, bạn có nhiều khả năng thức dậy vào giữa đêm để đi vệ sinh.
-
Ăn một chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng
Một vài nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa sự thiếu hụt vitamin và các vấn đề về giấc ngủ. Ngoài ra, các bữa ăn nhiều carbohydrate – một thành phần dinh dưỡng đa lượng có trong rất nhiều loại đồ ăn và thức uống, có thể gây hại cho giấc ngủ của bạn và đặc biệt là các loại thực phẩm có đường có thể khiến giấc ngủ bị trì hoãn và chất lượng giấc ngủ kém hơn khi bạn chìm vào giấc ngủ.
-
Hàm lượng cồn và caffeine bạn nạp vào cơ thể
Trong khi nhiều người cần một tách cà phê vào buổi sáng để giúp họ tỉnh táo, thì việc tiêu thụ caffeine vào buổi tối có thể khiến việc đi ngủ trở nên vô cùng khó khăn. Mặt khác, rượu có thể khiến bạn buồn ngủ, nhưng sau một buổi tối uống rượu, chất lượng giấc ngủ của bạn có thể sẽ bị ảnh hưởng.
3.Chất lượng đệm
Chất lượng đệm cũng quyết định chất lượng giấc ngủ
Không có gì ngạc nhiên khi chất lượng đệm bạn nằm có liên quan mật thiết đến chất lượng giấc ngủ. Nếu bạn đang vật lộn với việc ngủ đủ giấc, có lẽ đã đến lúc cần kiểm tra lại đệm của bạn.
-
Độ cứng
Tư thế ngủ, cân nặng và sức khỏe của bạn đều có thể bị ảnh hưởng nếu như đệm của bạn có độ cứng không phù hợp. Nếu đệm của bạn có cảm giác như bị lún hoặc lõm vào, hoặc bạn thường xuyên thức dậy với cảm giác đau mỏi và nhức nhối, thì có lẽ đã đến lúc bạn nên thay đệm mới. Hãy xem xét một nơi mua đệm uy tín và có nhiều chính sách hỗ trợ, chẳng hạn như Đệm Quốc Cường. Với các dòng đệm lò xo cao cấp hàng đầu Mỹ giúp nâng đỡ cơ thể bạn đồng thời giúp điều chỉnh cột sống tối ưu để loại bỏ cơn đau nhức buổi sáng.
-
Nhiệt độ
Đổ mồ hôi suốt đêm có thể khiến bạn gần như không thể ngủ được, hoặc ngủ trong sự khó chịu. Nếu dường như bạn không thể tìm thấy nhiệt độ thích hợp, bạn có thể sử dụng thêm tấm bảo vệ đệm làm mát , tấm trải giường thoáng khí hơn hoặc đệm được thiết kế bằng vật liệu chịu nhiệt, chẳng hạn như đệm lò xo túi Foursea. Đệm có thiết kế hai mặt thông thoáng phù hợp với thời tiết 4 mùa ở Việt Nam.
4. Căng thẳng, mệt mỏi
Sức khỏe và tinh thần ảnh hưởng đến chúng ta hàng ngày. Đối với hầu hết mọi người, căng thẳng là điều hiển nhiên. Công việc, cuộc sống, trách nhiệm – cuộc sống hàng ngày không phải lúc nào cũng là đi dạo trong công viên. Nếu bạn cảm thấy áp lực trong suốt thời gian trong ngày, chắc chắn giấc ngủ của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Căng thẳng khiến bạn thức dậy cũng mệt mỏi
-
Tiếp tục hoặc bỏ cuộc
Căng thẳng có thể kích hoạt phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy của bạn, còn được gọi là hệ thống thần kinh tự động. Chức năng cơ thể này làm giải phóng các hormone liên quan đến căng thẳng như cortisol và adrenalin, làm tăng nhịp tim và lưu lượng máu của bạn, điều này gây bất lợi cho giấc ngủ của bạn.
-
Một vòng tuần hoàn căng thẳng
Một ngày căng thẳng dẫn đến một giấc ngủ chập chờn. Một giấc ngủ chập chờn dẫn đến một buổi sáng uể oải. Một buổi sáng uể oải sẽ khiến bạn căng thẳng hơn và tăng khả năng có một giấc ngủ chập chờn khác. Vòng luẩn quẩn của căng thẳng và giấc ngủ có thể khó phá vỡ, nhưng sau vài ngày nghỉ ngơi và thư giãn, cơ thể bạn có thể điều chỉnh lại và bạn có thể phá vỡ vòng luẩn quẩn đó.
Có một số cách đơn giản để giảm căng thẳng hàng ngày, bao gồm:
- Tập thể dục
- Ngồi thiền, tập yoga
- Tránh thuốc lá
- Tránh suy nghĩ đến nguyên nhân gây căng thẳng của bạn
5. Sức khoẻ thay đổi
-
Thuốc mới
Từ thuốc huyết áp đến thuốc chống trầm cảm, việc thích nghi với một loại thuốc mới có thể gây ra một số buổi tối không mấy suôn sẻ. May mắn thay, thường chỉ là vấn đề thời gian trước khi cơ thể bạn điều chỉnh lại. Nếu bạn vẫn gặp khó khăn về giấc ngủ vài tuần sau khi bắt đầu dùng một loại thuốc mới, hãy tham khảo ý kiến của nhà chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
-
Lão hóa
Khi chúng ta già đi, giấc ngủ có xu hướng trở nên phức tạp hơn. Cho dù bạn thức dậy để vào nhà vệ sinh thường xuyên hơn hay đối phó với bệnh mãn tính, các vấn đề về giấc ngủ có thể trở nên phổ biến hơn khi chúng ta già đi.
Bạn không phải chấp nhận ngủ không đủ giấc do lão hóa và sức khỏe thay đổi. Vì với cách điều trị thích hợp, thay đổi lối sống phù hợp hơn thì những năm tháng vàng son của bạn vẫn có thể thoải mái và yên bình.
6. Rối loạn giấc ngủ
-
Hội chứng chân không yên (RLS)
Còn được gọi là bệnh Willis-Ekbom, RLS dẫn đến cảm giác khó chịu, nhức nhối ở chân và cử động chân không chủ ý. Nếu bạn cảm thấy khó nằm yên mà không đá, đập hoặc di chuyển xung quanh, bạn có thể đang mắc RLS.
-
Ngưng thở khi ngủ (OSA)
Một rối loạn giấc ngủ phổ biến nhưng nghiêm trọng, ngưng thở hơn 10s khi ngủ dẫn đến tắc nghẽn hơi thở, gây ra tiếng thở hổn hển, khịt mũi hoặc nghẹt thở. Vì hơi thở của bạn bị gián đoạn, bạn sẽ không bao giờ có thể chìm vào giấc ngủ sâu và nếu không được điều trị, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe.
7. Môi trường thay đổi
-
Tiếng ồn trên đường phố
Tiếng còi xe ô tô, tiếng chó hú và đèn đường sáng trưng có thể gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Nguyên nhân mất ngủ của bạn có thể nằm ngay bên ngoài cửa sổ căn phòng bạn.
-
Bạn ngủ không yên giấc
Nếu bạn đang ngủ bên cạnh ai đó đang gặp vấn đề về giấc ngủ, rất có thể giấc ngủ của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Một người nằm bên ngủ ngáy hoặc bồn chồn có thể khiến việc ngủ và duy trì giấc ngủ trở thành một cuộc đấu tranh giữa đôi bên.
Tạm kết: