Đệm lò xo là gì?
Đệm lò xo có vẻ “truyền thống” hơn so với foam. Mặc dù khá nhiều người nghĩ chúng thuộc về những gì cũ kĩ và lạc hậu; nhưng sự thật ngược lại hoàn toàn. Hiện tại và tương lai, chúng ta đang và sẽ có rất nhiều dòng đệm lò xo chất lượng, thoải mái và hiện đại.
Cấu tạo đệm lò xo
Đệm lò xo sử dụng hàng chục đến hàng trăm cuộn lò xo kim loại để hình thành một lớp hỗ trợ bên dưới. Phía trên cùng, chúng cũng có các lớp chất liệu sang trọng, mềm mại, cao cấp để tăng sự thoải mái. Phần cuối cùng là lớp nền, thường được làm bằng đệm len hoặc xốp mỏng để hỗ trợ các lò xo.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cảm giác khi nằm lên một chiếc đệm lò xo, một trong đó là số lượng các cuộn lò xo. Hầu hết các đệm ngủ lò xo chất lượng sẽ có khoảng 400 hoặc nhiều hơn cho một kích thước cỡ 1.6m x 2m. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng số lượng cuộn lò xo cao hơn không chắc chắn giúp nệm đạt chất lượng tốt hơn, vì thực tế còn nhiều tác động khác.
Ngoài ra, đệm lò xo cũng thường sẽ có các lớp xốp hoặc lớp lót bao quanh, phủ trên. Chất lượng vật liệu và độ dày của các lớp này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự thoải mái của bạn.
Các loại lò xo
Lò xo liên kết: Đây là thiết kế lò xo được sử dụng đầu tiên và một số nhà sản xuất ngày nay vẫn tiếp tục ưu tiên chúng. Cuộn lò xo dạng này có hình đồng hồ cát, độ mềm hay cứng tùy thuộc vào khổ dây thép. Cuộn lò xo Bonnell rất đơn giản, tiết kiệm chi phí.
Lò xo túi độc lập: còn được gọi là cuộn túi – tức các cuộn lò xò được quấn riêng trong túi vải dạng ống tay. Điều này cho phép mỗi cuộn dây di chuyển độc lập với nhau, ngăn tiếng ồn tạo ra. Cuộn lò xo túi thường được sử dụng trong giường cao cấp và đắt hơn để chế tạo.
Lò xo offset: thiết kế này như một dạng kết hợp. Chúng mang một vài đặc tính của cuộn lò xo dạng bỏ túi nhưng được nối với nhau bằng dây bản lề. Nhờ vậy, các cuộn lò xo dễ dàng uốn cong dưới áp lực nhưng vẫn cung cấp sự hỗ trợ vững chắc khi cần thiết. Lò xo offset có đầu hình lục giác, do đó chúng ăn khớp với nhau rất tốt.
Lò xo giàn: đây là dạng sử dụng một sợi dây thép duy nhất để cấu tạo toàn bộ các cuộn lò xo. Kết thúc mỗi hàng, người ta sẽ sử dụng dây xoắn thêm để tăng thêm độ chặt chẽ. Thiết kế này cung cấp một hệ thống hỗ trợ chắc chắn. Nhưng bởi vì mỗi thành phần được kết nối với nhau, các cuộn lò xo sẽ có khả năng tự định hình cơ thể kém.
Đệm foam là gì?
Đệm foam là một khái niệm mới hơn nhưng lại có độ phổ biến tương đối rộng rãi. Foam được phát minh vào những năm 1950. Từ đó đến nay, dòng chất liệu này đã thể hiện rõ tính tiên tiến của mình.
Cấu tạo đệm foam
Đệm foam thông thường có 2 phần chính:
Lớp thoải mái – Được làm bằng foam mềm hơn để cung cấp một bề mặt thoải mái khi ngủ. Các sản phẩm cao cấp thường sử dụng nhiều lớp foam thoải mái này để cách nhiệt và hỗ trợ nâng đỡ tốt hơn.
Lõi nâng đỡ – Đây là lớp nền đệm, thường được làm bằng xốp đặc để chống chảy xệ và tăng tuổi thọ cho đệm.
Các loại foam chính
Chúng ta có nhiều loại foam khác nhau, mỗi loại có các tính năng, lợi ích, giá cả và ưu nhược điểm khác nhau.
Polyurethane Foam: đây là một vật liệu nhân tạo có nguồn gốc từ dầu mỏ, được tạo ra bằng cách kết hợp hai hóa chất polyol và isocyanate. Chúng có giá thành phải chăng, dễ nén, tương đối định hình được đường cong cơ thể và tạo ra sự thoải mái.
Polyurethane Foam cũng nhanh chóng trả lại hình dáng ban đầu chứ không in ấn lâu như memory foam.
Memory Foam: Được phát minh vào năm 1960 bởi NASA, mục đích ban đầu của chúng là làm giảm chấn thương cho các phi hành gia và được sử dụng chủ yếu trên ghế máy bay. Đến năm 1990, Memory Foam mới bắt đầu được ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất đệm.
Nó cũng được làm ra theo cách tương tự như Polyurethane Foam. Tuy nhiên, người ta thêm vào một số dung dịch hóa học khác để mang lại chất lượng độc đáo hơn.
Memory Foam có cấu trúc dày đặc, men theo chính xác đường cong cơ thể, có thể giảm áp lực tối đa và giữ cột sống thẳng ở mọi tư thế ngủ. Chúng cũng cô lập chuyển động một cách hiệu quả. Tuy nhiên, khá nhiều người phàn nàn về việc giữ nhiệt trên Memory Foam. Những tấm gel, chất làm mát và cấu trúc xốp được cho là giải pháp của vấn đề này.
Latex Foam: Vật liệu này thực chất là tên gọi khác của cao su tự nhiên, tuy nhiên, nhấn mạnh đến những sản phẩm nệm cao su có cấu trúc bọt hơi. Chúng thường được đánh giá cao về độ bền, tính thân thiện với môi trường. Trên khía cạnh giá cả, Latex Foam đắt hơn so với dòng truyền thống.
So sánh đệm lò xo và đệm foam
Thực tế, có nhiều điểm khác biệt giữa đệm foam và đệm lò xo. Bởi thế, việc lựa chọn giữa chúng có thể gây khó khăn. Nhiều tiêu chí sẽ tùy thuộc vào người dùng. Dưới đây là so sánh chi tiết:
1. Vị trí ngủ
Không phải tất cả mọi người đều ngủ theo cùng một cách. Một số người ngủ ngửa trong khi nhiều người khác lại thích nằm sấp hoặc nằm nghiêng. Do đó, nhu cầu về cảm giác và sự hỗ trợ của đệm đối với từng người là khác nhau.
Chất liệu đệm ảnh hưởng đến sự thoải mái của bạn trong mỗi tư thế ngủ. Không phải chiếc đệm nào cũng phù hợp với bạn.
Đệm lò xo là một lựa chọn phổ biến cho những người nằm ngửa vì nó có khả năng nâng đỡ đường cong và giữ thẳng cột sống của bạn. Chúng làm giảm đau lưng bằng cách phân bổ áp lực, tránh tích tụ tại những khu vực quan trọng.
Đệm lò xo cũng đáp ứng nhanh chóng yêu cầu chuyển động của người ngủ. Nhất là dòng đệm lò xo túi độc lập, bạn có thể dễ dàng thay đổi tư thế mà không gây ảnh hưởng đến người nằm cạnh.
Với những người ngủ nghiêng và nằm sấp thì có vẻ đệm foam ổn hơn vì chúng phù hợp với cơ thể ở trạng thái này vai và hông của bạn có thể chìm xuống nhiều hơn khi cần thiết, trong khi sườn và đùi vẫn được hỗ trợ đủ để duy trì hình dạng cột sống hoàn hảo.
Những người nằm sấp nên tận hưởng sự nghỉ ngơi của mình trên những miếng foam cứng hơn. Vì tấm foam mềm có thể nén ngực và gây khó thở.
2. Kiểu cơ thể
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến sự lựa chọn đệm là trọng lượng hoặc kiểu cơ thể chung của bạn. Một số loại đệm hoạt động tốt hơn nếu bạn nặng hơn trong khi thông thường, đa phần các loại nệm chỉ đủ hỗ trợ nếu bạn có cân nặng nhẹ hoặc trung bình.
Đệm lò xo là lý tưởng nếu bạn đang ở trong một tình trạng trung bình đến nặng nề. Các cuộn lò xo luôn cho phép đệm duy trì hình dạng của nó dưới áp lực lớn và cung cấp nhiều sự hỗ trợ khi đẩy tự nhiên.
Trên thực tế, những người trung bình và nặng cân thấy đệm lò xo thoải mái hơn. Còn một số người nhẹ cân băn khoăn rằng họ có nguy cơ phát triển các điểm áp lực hơn khi nằm trên chúng.
Ngược lại, những người nặng hơn nhận thấy đệm foam ít hỗ trợ hơn và có xu hướng bị lún sâu xuống đệm một cách khó chịu. Trong khi đó, những người trung bình và nhẹ cân thích chất liệu này hơn vì chúng cho họ cảm giác ôm ấp.
3. Mức độ thoải mái
Mức độ vững chắc của đệm lò xo và đệm foam khá khác nhau. Do đó, chúng để lộ khá rõ sự khác biệt về cảm giác thoải mái.
Đệm lò xo về bản chất là cứng hơn so với đệm foam. Điều đó một phần là do sự linh hoạt của lò xo, chúng luôn có xu hướng bật trở lại dưới áp lực.
Một số dòng đệm lò xo liên kết cung cấp nhiều sự hỗ trợ nhưng khả năng men theo đường cong trên cơ thể lại không thực sự chính xác và tương đối ít. Ngoại trừ dòng nệm lò xo túi độc lập là khá hoàn hảo.
Do thế, nhìn chung, lò xo sẽ cứng hơn một chút so với foam.
Đệm foam được cho rằng thoải mái hơn lò xo vì sở hữu độ mềm mại cao và cung cấp đường viền cơ thể tốt.
4. Khả năng giảm áp lực
Đệm ngủ tốt phải có sự phân bổ trọng lượng đồng đều và giảm thiểu được tình trạng đau nhức, bất kể tư thế ngủ là gì hay độ cứng đệm thế nào. Đó là lý do tại sao việc kiểm tra nệm trực tiếp vô cùng quan trọng.
Một số loại nệm lò xo rẻ tiền hoặc sản xuất theo phương thức lạc hậu có thể hình thành các điểm áp suất trong khi nằm. Nhất là khi chất lượng cuộn lò xo kém linh hoạt, chúng dễ tạo lực đẩy trở lại mạnh và gây đau nhức. Bạn có thể cảm thấy áp lực hiện diện rõ lên vai, hông và đầu gối.
Còn đệm foam hoàn toàn có thể thể phân bố áp lực của bạn một cách đồng đều. Vì về cơ bản, nó ôm sát cơ thể và lấp đầy những khoảng trống dọc theo đường cong của bạn.
5. Căn chỉnh cột sống
Một chiếc đệm tồi có thể khiến bạn đau lưng hoặc làm trầm trọng thêm những cơn đau nhức cũ của bạn. Vì thế, thật hợp lý khi mua một tấm đệm có thể giữ cho cột sống của bạn được thẳng hàng và giảm nhức mỏi hiệu quả.
Đệm lò xo túi độc lập thường có tác dụng giảm đau lưng rất tốt. Nhưng một số loại khác thì ngược lại, không những không làm dịu được các cơn đau mà còn làm tăng cảm giác buốt nhức.
Chúng cũng mang lại sự liên kết cột sống tốt nhất cho những người nằm ngửa và nằm sấp khi ngủ.
Đệm foam có thể giúp giảm đau lưng vì các lớp hỗ trợ hoàn thành tốt việc duy trì sự liên kết cột sống khỏe mạnh. Khi foam men theo vòm cột sống, chúng giải phóng áp lực ra khỏi lưng của bạn và ngăn đau nhức.
Tuy nhiên, một số loại foam cũng có thể khiến bạn lún xuống nệm một cách khó chịu. Từ đó, chúng gây ra hoặc làm tăng các cơn đau lưng của bạn.
6. Độ nhạy nhiệt độ
Thời tiết bên ngoài và nhiệt độ bên trong có thể thay đổi cảm giác của đệm. Tính năng này đặc biệt quan trọng nếu khu vực bạn sống có nhiệt độ quá cao.
Đệm lò xo nổi tiếng với tính trung hòa về nhiệt độ. Vì vậy, khi bạn ngủ trên chúng, nhiệt cơ thể không ảnh hưởng đến cảm giác của đệm.
Nhiệt môi trường cũng không làm thay đổi cảm giác tạo ra từ các cuộn lò xo. Thậm chí, với thiết kế thông thoáng nhiều khoảng hở, đệm lò xo luôn cho phép không khí lưu thông ổn định. Do đó, cơ thể bạn sẽ luôn thoáng mát khi nằm.
Trong khi đó, ngược lại, đệm foam lại có xu hướng bị biến đối. Chúng mềm hơn khi nóng lên và cứng lại khi được làm mát.
Vì thế, khi tiếp xúc với thân nhiệt của bạn, đệm foam dễ dàng “tan chảy” và ôm lấy bạn để tạo sự thoải mái cao. Tuy nhiên, cũng vì thế mà chúng sẽ khiến bạn toát mồ hôi hoặc cảm thấy nóng ngột.
Tuy nhiên , hiện nay một số nhà sản xuất đã sử dụng các kỹ thuật để giữ đệm mát mẻ. Bạn cần tìm hiểu xem sản phẩm mình cần mua có ứng dụng các công nghệ hiện đại này không.
7. Độ thoáng khí
Đệm lò xo cung cấp nhiều sự thông thoáng hơn do có không gian trống lớn giữa các cuộn. Khi không khí di chuyển, nó sẽ mang theo nhiệt thừa ra khỏi bề mặt đệm và giữ cho cơ thể của bạn luôn mát mẻ.
Đệm foam thường không cho phép không khí đi qua. Vì thế, nhiệt không có cách nào để thoát ra ngoài được và thân nhiệt của bạn từ từ tăng lên.
Một số loại foam được thiết kế để không khí lưu thông qua cấu trúc bọt nhưng nhiều chuyên gia đánh giá rằng, cách thức này có thể giảm tuổi thọ của đệm.
8. Độ bền
Bạn có thể nghĩ rằng một chiếc đệm lò xo có tuổi thọ cao vì kim loại không dễ bị ăn mòn. Điều này đúng nhưng chỉ là ở những sản phẩm cao cấp. Đa phần hàng chất lượng trung bình hoặc thấp, các cuộn lò xo đều có xu hướng bị gãy hoặc mất linh hoạt sau thời gian sử dụng.
Một tấm đệm như vậy có tuổi thọ điển hình từ 5 – 7 năm tùy thuộc vào cách sử dụng của bạn. Hàng cao cấp thì có thể cao hơn, khoảng 10 – 15 năm.
Đệm foam được đánh giá là có tuổi thọ cao. Chúng không dễ bị hỏng nhất là nếu có lõi mang mật độ cao. Thông thường, nệm foam có tuổi thọ khoảng 8 năm và hơn thế nữa nếu sử dụng và bảo quản đúng cách.
9. Giá cả
Nếu mối quan tâm lớn nhất của bạn là ngân sách thì một chiếc đệm lò xo truyền thống thường ít tốn kém hơn.
Thông thường, đệm foam có thấp cao hơn lò xo. Tuy nhiên, lên phân khúc cao, chúng lại không phổ biến. Nói một cách khác, bạn có nhiều sự lựa chọn foam hơn trong mức giá trung bình.
Tạm kết:
Đệm foam được dự đoán là xu hướng mới của người tiêu dùng năm 2023. Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia lại nhìn nhận như thế. Tuy nhiên, chỉ có bạn mới thực sự biết bản thân cần gì và dòng đệm nào phù hợp.
Ghé ngay Đệm Quốc Cường nếu bạn đang muốn được tư vấn nhiều hơn để chọn được loại đệm phù hợp với gia đình bạn nhé. Theo dõi trang tin tức của chúng tôi để cập nhật nhiều hơn các thông tin về đệm nhé.